Toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử lâu dài, diễn ra một cách thầm lặng nhưng không thể đảo ngược được giữa các quốc gia, các cộng đồng cư dân khác nhau để nhân loại có thể xích lại gần nhau trong mái nhà chung là trái đất. Từ cuối thế kỷ XX quá trình toàn cầu hóa được diễn ra với một tốc độ nhanh phi thường, khác hẳn trước kia.
Trước yêu cầu ấy, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM, với tài trợ của Japan Foundation, đã tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế Nghiên cứu Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa hế kỷ XXI.
Hội thảo đã nhận được hơn 80 tham luận của các nhà nghiên cứu từ những trường đại học, những viện nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nhất là Việt Nam. Các viện nghiên cứu trong nước là Viện Văn học, Viện Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và các trường ĐH lớn ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, ... Các bài viết đi sâu vào những nội dung chính sau:
1. VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH KHU VỰC ĐÔNG Á TIỀN HIỆN ĐẠI
2. VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA THỜI HIỆN ĐẠI
3. LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ VĂN HỌC DỊCH.
Toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử lâu dài, diễn ra một cách thầm lặng nhưng không thể đảo ngược được giữa các quốc gia, các cộng đồng cư dân khác nhau để nhân loại có thể xích lại gần nhau trong mái nhà chung là trái đất. Từ cuối thế kỷ XX quá trình toàn cầu hóa được diễn ra với một tốc độ nhanh phi thường, khác hẳn trước kia. Toàn cầu hóa diễn ra ở mọi phương diện, từ kinh tế, xã hội đến khoa học, nghệ thuật. Đối với các dân tộc, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản, toàn cầu hóa là cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ XXI, nhiều vấn đề đặt ra đối với văn hóa, văn học của mỗi nước. Văn học Việt Nam và Nhật Bản sẽ phát triển thế nào, những yếu tố nào cần thay đổi, những giá trị mới nào cần phải tiếp thu trong quá trình ấy? Những người làm nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học cần phải làm gì để góp phần vào sự phát triển đúng hướng của sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học trong tương lai? Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm gì từ con đường phát triển sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa đã và đang diễn ra?
Bình luận