95 lượt mua
Trang chủ/ Văn hóa dân gian và giao lưu xuyên văn hóa ở Đông Á - Tập 1: Văn hóa dân gian: cho hạt nảy mầm
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | 2017 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 552 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-73-5515-0 | Mã ISBN Điện tử: |
Nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn của khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam, đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa dân gian cũng như sự giao lưu đa văn hóa lấy nguồn gốc và cảm hứng tứ văn hóa dân gian.
Văn hóa dân gian là kết tinh của tri thức ứng xử của dân gian với hoàn cảnh sống, bao gồm cả yếu tố môi sinh và hoàn cảnh lịch sử - xã hội, không ngừng được hoàn thiện và diễn hóa theo từng hơi thở và nhịp sống thời đại. văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ", là nguồn cội và là môi trường văn hóa của nhiều hệ tư tưởng chính thống. Trong truyền thống văn hóa nhiều nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, văn hóa dân gian luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ và liên tục của các nhà nước trung ương tập quyền, chính vì thế văn hóa dân gian phải tự thân vận động biến đổi để tìm kiếm phương thức tồn tại và phát triển tốt nhất có thể có, hoặc phải biến đổi cấu trúc, tính chất và đặc điểm để có thể thỏa hiệp tốt nhất với văn hóa chính thống. Như vậy, trong văn hóa dân gian, sự giống nhau trải rộng qua các nền văn hóa có chăng chỉ là nguồn gốc, phương thức tư duy và nền tảng hình thành, trong khi sự khác biệt trong cách thức mà các dân tộc đúc khuôn nên diện mạo văn hóa dân gian dân tộc mình là mang tính phổ quát.
Nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn của khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam, đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa dân gian cũng như sự giao lưu đa văn hóa lấy nguồn gốc và cảm hứng tứ văn hóa dân gian.
Bình luận