Để góp phần giới thiệu những kết quả nghiên cứu về vùng đất và con người Tây Nguyên, Ban biên tập đã tập hợp các bài viết để in trong cuốn sách Tây Nguyên dưới góc nhìn nhân học. Cuốn sách này được xem như là công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của đội ngũ cán bộ khoa học của khoa Lịch sử trên cơ sở tập hợp các công trình, các bài viết của các tác giả đã được công bố và chưa công bố, đề cập đến các khía cạnh: khảo cổ học tiền sử, sơ sử và lịch sử vùng Tây Nguyên; các chính sách phát triển Tây Nguyên; những vấn đề về lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa vùng Tây Nguyên.
Nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên là một công việc đầy khó khăn, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải sưu tầm các nguồn tư liệu khá đa dạng và phong phú hiện còn được lưu giữ trong cộng đồng. Trong bối cảnh đó, các cán bộ hiện đang công tác tại Trường ĐH Đà Lạt và các cán bộ đang công táctại các đơn vị khác đã sưu tầm và xử lý, khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tư liệu có liên quan đến lịch sử và văn hóa của các tộc người sinh sống ở Tây Nguyên.
Bình luận