95 lượt mua
Trang chủ/ Nam Bộ Đất và Người - Tập XI
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | 2016 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 872 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-73-4227-3 | Mã ISBN Điện tử: |
Ấn phẩm Nam Bộ Đất và Người tập XI, một tập sách ra mắt định kỳ hằng năm của Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, là công trình tập hợp các bài nghiên cứu của các tác giả là hội viên, nhà nghiên cứu, ... về các vấn đề lịch sử - văn hóa Nam Bộ.
Vẫn với hai mảng nội dung chính là "Đất" và "Người" Nam Bộ, tiếp nối định hướng lựa chọn bài viết trong những tập sách gần đây, tập sách lần này tiếp tục có nhiều bài viết tập trung nghiên cứu đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của các công đồng cư dân Nam Bộ; đặc biết chú ý gắn vùng đất Nam Bộ với bối cảnh chung của khu vực và trên thế giới, đề cập đến những vấn đề xã hội hiện diện trong quá trình hội nhập của Nam Bộ xưa và nay, ... góp phần phục dựng một bộ mặt Nam Bộ với nhiều khía cạnh đa diện, làm rõ đặc tính năng động, cởi mở, sáng tạo của vùng đất này.
Trên cơ sở những bài viết gửi về, Ban Biên tập đã chọn lựa 44 bài viết, phân loại thành hai nhóm chủ đề sau:
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Thương cảng Sài Gòn trong chính sách thuộc địa của thực dân Pháp (1860-1954)
2. Một di tích đặc biệt của người Hoa Quảng Đông ở TPHCM từ Tuệ Nghĩa Từ đến Đại Từ Liên Xã
3. Bảo tồn di sản văn hóa đô thị ba nước Đông Dương: trường hợp TPHCM - Việt Nam
4. Tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa ở TPHCM (trường hợp Nghĩa An hội quán)
5. Miếu - hội quán của người Hoa ở TPHCM trong quá trình đô thị hóa hiện nay
6. Vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa chùa Giác Lâm
7. Di sản Hán Nôm Nhị phủ hội quán
8. Báo Sống trong hoạt động báo chí xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1945
9. Mối quan hệ giữa bảo tàng TPHCM và cộng đồng
10. Biến đổi đời sống dân nghèo đô thị tại TPHCM dưới tác động của việc nâng cấp đô thị.
PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA NAM BỘ
11. Những đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phát triển bền vững của các tộc người thiểu số (trường hợp người Khmer và người Chăm)
12. Đền thần ở Gò Tháp (Đồng Tháp)
13. Hiện vật đặc biệt và bảo vật quốc gia ở khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp
14. Di sản văn hóa khảo cổ học với du lịch vườn quốc gia Cát Tiên.
15. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nam Bộ trong bối cảnh quan hệ giữa Phù Nam với Ấn Độ và Trung Hoa
16. Hội nhập hệ thống thương mại biến thế giới ở Việt Nam thời cổ đại - trường hợp Phù Nam
17. Tượng thần Harihara ở Ấn Độ và Đông Nam Á
18. Từ Huyền thoại Hỗn Điền - Liễu Diệp đến các tiểu quốc trong vương quốc Phù Nam
19. Sự ra đời và hoạt động của Hội Thừa Sai Paris ở đàng trong thế kỷ XVII, XVIII
....
Bình luận