95 lượt mua
Trang chủ/ Chuyển dịch cơ cấu và lợi thế so sánh đối với xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
NXB | NXB Đại học Quốc gia TP.HCM | Người dịch: | |
Năm XB: | 2017 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 16 x 24 | Số trang: | 208 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | 978-604-73-5474-0 | Mã ISBN Điện tử: |
Nghiên cứu về cơ cấu xuất khẩu và lợi thế so sánh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để có cái nhìn tổng quát trong bối cảnh hiện nay là đều cần thiết. Qua đó có thể xác định cơ cấu xuất khẩu Việt Nam đã phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước và phù hợp với xu hướng hội nhập của Việt Nam hay chưa. Bên cạnh đó, việc xác định đúng cơ cấu xuất khẩu có tác dụng: định hướng cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, tạo nên những mặt hàng chủ lực xuất khẩu có giá trị cao và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới; định hướng rõ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc cải tiến chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao lợi thế so sánh; cho phép chuẩn bị quá trình sản xuất trong nước phù hợp với xu hướng chuyển dịch của cơ cấu xuất khẩu theo các mặt hàng; cho phép chuẩn bị thị trường để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theothị trường tiềm năng; tạo cơ sở hoạch định chính sách, chuẩn bị các chương trình, kế hoạch hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu phù hợp với xu hướng chuyển dịch.
Cuốn sách chuyên khảo này gồm 7 chương:
Chương 1. LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ SO SÁNH
Chương 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Chương 4. LỢI THẾ SO SÁNH CÁC NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
Chương 5. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chương 7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM.
Bình luận