"Văn minh hóa" là khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi to lớn về nhiều mặt trong đời sống xã hội ở các nước châu Á do sự thâm nhập - tiếp nhận văn minh phương Tây từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Có thể thấy "Văn minh hóa" là một hiện tượng lớn ở các nước Đông Á vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, có ảnh hưởng quan trọng đến con đường phát triển của các nước trong khu vực này. Do đó, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung của "Văn minh hóa", so sánh "Văn minh hóa" ở Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Á khác, đề xuất những bài học hữu ích cho tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Các báo cáo của Hội thảo tập trung nghiên cứu và trao đổi về hai chủ đề chính:
PHẦN I. VĂN MINH HÓA NHẬT BẢN
1. "Văn minh khai hóa" ở Nhật Bản - những vấn đề so sánh với Việt Nam
2. Công cuộc văn minh hóa ở nông thôn Nhật Bản - nhìn từ di sản Nhật Bản thời Tokugawa
3. Tư tưởng về văn minh của Fukuzawa Yukichi - từ tác phẩm "Khái lược về văn minh luận"
4. Fukuzawa Yukichi và Minh trị Duy tân
5. "Văn minh khai hóa" Nhật Bản - nhìn từ góc độ lịch sử
5. Minh lục xã (Meirokusha) và vai trò của tổ chức này đối với sự nghiệp văn minh hóa Nhật Bản
6. Sự phát triển của Nhật Bản thời cận đại nhìn từ quan điểm địa - văn hóa
7. Nagasaki - cái nôi của phong trào "Văn minh hóa" Nhật Bản
8. Tư tưởng của Nishi Amane và phong trào văn minh hóa ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX
9. Fukuzawa Yukichi với vấn đề phụ nữ
10. Học hỏi khoa học kỹ thuật của phương Tây - một khía cạnh của văn minh hóa Nhật Bản
11. Sự tác động của nhân tố tư tưởng đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Minh trị
12. Ấn tượng văn minh ứng xử Nhật Bản nhìn từ thơ Haiku
PHẦN II. SO SÁNH VĂN MINH HÓA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM
1. Văn minh khai hóa trong bối cảnh Đông Á nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
2. Hải quốc đồ chí của ngụy nguyên và ảnh hưởng của nó đến phong trào Duy tân Nhật Bản, Việt Nam
3. Sự tiếp nhận văn minh phương Tây ở Nhật Bản và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - một số vấn đề đối sách
4. Các thức tiếp cận đến "Văn minh hóa" của người Nhật vào thời kỳ Minh trị Duy tân và đôi điều suy gẫm cho Việt Nam hôm nay
5. Văn minh hóa Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: bài học đối với Việt Nam
6. Những đề nghị cải cách đất nước vào nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam và thái độ của Triều Nguyễn
7. Nhận thức về phong trào văn minh hóa ở Việt Nam và Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
8. Trí thức Sài Gòn - Gia Định với việc xuất bản báo chí trong quá trình văn minh hóa ở Việt Nam
9. Văn minh và phát triển trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỷ XX
10. Tinh thần "Văn minh hóa" và yếu tố Nhật Bản trong Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
11. Keio Gijuku ở Nhật Bản và Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam - một cái nhìn so sánh
12. Thiện đàn và văn minh khai hóa ở Việt Nam
13. Tiếp nhận văn minh phương Tây của Việt Nam và Nhật Bản trên lĩnh vực giáo dục: diễn trạng và nhận định.
Bình luận