Cho đến nay, việc nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ Nam Bộ đã tiến được một bước dài với một đội ngũ nghiên cứu rất hùng hậu, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu trẻ đầy tiềm năng.
Cho đến nay, việc nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ Nam Bộ đã tiến được một bước dài với một đội ngũ nghiên cứu rất hùng hậu, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu trẻ đầy tiềm năng. Để có cơ hội công bố những nghiên cứu mới nhất, thảo luận những vấn đề còn chưa thống nhất và tiếp tục chặng đường phía trước với nguồn lực mới, KhoaVăn học và Ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM), cùng với Trường ĐH Thủ Dầu Một, Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) quyết định tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia "Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ". Hội thảo được tiến hành vào ngày 28 tháng 10 năm 2016. Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 bản đăng ký cũng như toàn văn báo cáo của các nhà nghiên cứu từ nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ quan, trường phổ thông ở khắp ba miền đất nước. Từ đó Ban Biên tập Hội thảo đã lựa chọn ra 123 báo cáo bàn tập trung về chủ đề Hội thảo và có chất lượng khoa học tốt để tậphợp lại thành tập Kỷ yếu này. Kỷ yếu gồm 2 cuốn và được chia thành 5 phần: 1. Những vấn đề chung 2. Văn học dân gian và văn học Hán Nôm Nam Bộ 3. Văn học Quốc ngữ Nam Bộ trước 1945 (tác giả, tác phẩm) 4. Văn học Nam Bộ sau 1945 5. Tiếng Việt ở Nam Bộ. Trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, Nam Bộ đã trở thành một vùng văn hóa có nhiều thành tựu rực rỡ và đặc sắc. Điều ấy thể hiện đậm nét trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ ở Nam Bộ. Từ cuối thế kỷ XIX văn học dân gian, văn học Hán Nôm Nam Bộ đã được bước đầu nghiên cứu và giới thiệu qua các công trình của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký. Suốt trong thế kỷ XX, nhiều thế hệ các nhànghiên cứu đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về văn học và tiếng Việt ở Nam Bộ. Từ sau đổi mới, việc nghiên cứu về văn học Nam Bộ lắng xuống một thời gian, đến đầu thế kỷ XXI, việc nghiên cứu về văn học Nam Bộ được quan tâm trở lại. Viện Văn học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM) bắt đầu có những công trình nghiên cứu dài hơi về văn học Nam Bộ.
Bình luận