Tài liệu chia thành tám chương nhằm giúp sinh viên nhận thức được các nội dung sau:
- Hiểu được bản chất và vai trò của đo lường trong dệt may
- Nắm được các nguyên lý đo, phương pháp đo các thông số chất lượng chính của vật liệu cũng như thông số phản ánh điều kiện công nghệ, thông số môi trường
- Thiết lập được kế hoạch đo và điều kiện đo
- Biết xử lý kết quả đo phục vụ công tác kiểm soát chất lượng.
Trong quá trình sản xuất, muốn bảo đảm chất lượng của quá trình cũng như chất lượng sản phẩm làm ra, cần thiết phải thực hiện đo lường. Đo lường trong sản xuất dệt may có hai loại đối tượng chính là vật liệu dệt may và các quá trình công nghệ. Vật liệu dệt may rất đa dạng và đa cấp chất lượng, do vậy việc đo lường đặc trưng vật liệu đặt ra nhiều yêu cầu chi tiết. Chất lượng và chủng loại thiết bị dệt phong phú nên việc đo lường được đặt ra như một yêu cầu tất yếu.
Tài liệu này do Bộ môn Kỹ thuật Dệt may, Trường ĐH Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh phát hành nhằm phục vụ cho sinh viên học tốt môn Kỹ thuật đo lường trong dệt may.
Bình luận