Quyển sách này là kết quả của quá trình nghiên cứu trong vòng 10 năm của tác giả về vấn đề người Công giáo Bắc di cư năm 1954, vốn được khởi sự từ năm 2002, trong vai trò vừa là thành viên của cộng đồng, vừa là người nghiên cứu trong lĩnh vực nhân học.
Trong quyển sách này, tác giả cố gắng phân tích và xâu chuỗi các hiện tượng xã hội nhằm củng cố thêm một số vấn đề lý thuyết trong nghiên cứu về cộng đồng xã hội. Nội dung quyển sách gồm 7 chương:
Chương 1: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁ NHÂN - QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO DI CƯ NĂM 1954 TẠI NAM BỘ: HỐ NAI VÀ CÁI SẮN
Chương 3: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ NGƯỜI CÔNG GIÁO DI CƯ
Chương 4: TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG THEO GIÁO XỨ VÙNG CÔNG GIÁO DI CƯ - MỘT QUÁ TRÌNH TÁI SẢN XUẤT CẤU TRÚC CỘNG ĐỒNG
Chương 5: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG VÙNG CÔNG GIÁO DI CƯ
Chương 6: NỀN TẢNG GIÁO DỤC KÉP VÀ XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO DÂN CÔNG GIÁO
Chương 7: NHỮNG CHIẾN LƯỢC SỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO DI CƯ TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI.
Bình luận